-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Theo kết quả khảo sát cho thấy, hiện tượng biếng ăn ở trẻ em phương Tây thường gặp phải ở lứa tuổi từ 1 tuổi trở lên trong khi đó đại đa số các bé Châu Á trong đó có Việt Nam lại thường có biểu hiện biếng ăn ngay từ khi bắt đầu tập ăn dặm và kéo dài đến 4 tuổi. Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng bé biếng ăn như hệ tiêu hóa của bé, bé cảm sốt khó chịu, thức ăn không hợp khẩu vị với bé,…nhưng không thể không nhắc nguyên nhân từ phía cha mẹ được. Và dưới đây sẽ là 3 sai lầm cha mẹ Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường mắc phải gây nên tình trạng biếng ăn của trẻ: Cha mẹ thiếu tự tin, áp dụng quá nhiều phương pháp trong cách nuôi con Đại đa số bố mẹ Việt khi nuôi con nhỏ thường rất hay bị tác động bởi người khác và từ đó tạo ra áp lực cho mình. Việc hôm nay cho bé ăn theo phương pháp này, mai lại cho bé phương pháp khác khiến bé chưa kịp thích ứng và đạt hiểu quả ở phương pháp này đã phải chuyển sang cách kia. Như vậy bé sẽ mệt mỏi và dẫn đến tình trạng biếng ăn. Không tập cho trẻ ngồi ăn trên ghế ăn ngay từ khi bắt đầu ăn dặm Đối với trẻ em Châu Á nói chung cha mẹ thường có thói quen bế bé đi lòng vòng khi ăn. Điều này sẽ tạo nên thói quen vừa ăn vừa chơi và lâu dần sẽ hình thành nên thói quen chơi là chính, không muốn ăn. Do đó việc tập cho bé ngồi ăn trên ghế ăn bột càng sớm càng tốt và tuyệt đối không cho bé chơi với bất cứ đồ chơi nào để dụ bé ăn. Đồng thời nên đặt ghế ngồi ăn tránh xa tivi khi bé ăn bỏi trẻ sẽ hứng thú hơn với việc xem tivi hơn là việc ăn uống. Ban đầu việc này có vẻ sẽ khó khăn nhưng nếu bé đã quen với cách ăn không đồ chơi thì bé sẽ chịu ăn và giảm thời gian ăn đáng kể đó nha các mẹ.
Sữa mẹ là thức ăn, là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bất cứ bà mẹ nào nuôi con bằng sữa mẹ cũng phải thừa nhận rằng họ cảm thấy hạnh phúc khi nhìn cử chỉ của con khi bú mẹ. Tuy nhiên vì nhiều lý do nào đó mà các bà mẹ không thể cho con bú trực tiếp mà phải vắt, hút sữa và trữ đông để con dùng dần. Nhược điểm của sữa mẹ sau khi đã vắt , hút ra ngoài mà không được bảo quản cẩn thận sẽ rất nhanh hỏng, mất đi chất dinh dưỡng trong đó và buộc phải bỏ đi. Chính vì vậy mà các bà mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong việc hút và trữ sữa mẹ đúng cách để không lãng phí sữa, đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho con khi cần. Đầu tiên phải kể đến những nguyên tắc khi hút – vắt sữa mẹ: Luôn rửa tay thật sạch trước khi vắt, hút sữa mẹ Sữa mẹ phải luôn được trữ trong bình, túi trữ sữa chuyên dụng đã được tiệt trùng sạch sẽ và đóng nắp cẩn thận. Tuyệt đối không được dùng lại túi trữ sữa đã dùng trước đó để tránh bị nhiễm khuẩn. Cần ghi chú ngày, giờ hút sữa rõ ràng để tiện theo dõi. Không được pha lẫn sữa mới hút và sữa đã hút trước đó 1 khoảng thời gian. Nếu bé không bú hết sữa, mẹ có thể để trong vòng 1h đồng hồ. Sau 1h tuyệt đối không cho bé dùng lại sữa thừa để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Sau mỗi lần hút sữa, cần được tiệt trùng các dụng cụ hút sạch sẽ. Nguyên tắc trữ sữa mẹ Bất cứ thực phẩm nào cũng có được bảo quản ở nhiệt độ ở nhiệt độ thích hợp cũng như thời hạn sử dụng riêng và tất nhiên sữa mẹ cũng không phải ngoại lệ. Hãy cùng nắm bắt những thông tin cơ bản về nhiệt độ cũng như thời hạn bảo quản của sữa mẹ nhé các mẹ: Bảo quản ở nhiệt độ phòng (~25ºC): Sữa mẹ có thể lưu trữ từ 6-8 tiếng. Bảo quản trong túi trữ lạnh (~-15 – 4ºC): Sữa mẹ có thể để được trong 24 tiếng. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ( ~4ºC): Sữa mẹ có thể để trong 5 ngày. Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh/tủ đông: Mẹ nên trữ ở phía vách trong của tủ, nơi nhiệt độ luôn ổn định. Tùy vào từng loại tủ lạnh nhà bạn mà thời hạn của sữa cũng khác nhau dù đều để trên ngăn đá của tủ lạnh, ví dụ như: + Ngăn đá tủ lạnh một cửa (khoảng -15ºC): 2 tuần. + Ngăn đá tủ lạnh hai cửa (-18ºC): 3 đến 6 tháng. + Tủ đông chuyên dụng (-20ºC): 6 đến 12 tháng. Rã đông đúng cách Không như những thực phẩm khác, sữa mẹ cần có phương pháp rã đông riêng để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa không bị mất. Để rã đông sữa mẹ, mẹ có thể chuyển túi/ bình trữ sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát của tủ lạnh. Túi trữ sữa sau khi đã cho xuống ngăn mát nên sử dụng trong vòng 24h và tuyệt đối không được cấp đông lại túi sữa đó. Cách thứ 2 là mẹ có thể ngâm túi trữ sữa vào trong nước ấm hoặc nước lạnh để rã đông sữa. Tuyệt đối không ngâm trong nước sôi nhé các mẹ ! Ngoài ra mẹ cần lưu ý không bao giờ được rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng bởi như vậy sẽ làm hỏng sữa cũng như làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Hi vọng với những chia sẻ trên, mẹ sẽ biết cách bảo quản sữa một cách đúng nhất và con sẽ có được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này kể cả khi mẹ không ở bên cạnh bé.
Lần đầu con ăn dặm và nhất là lần đầu làm mẹ sẽ không khỏi khiến nhiều mẹ băn khoăn và trăn trở vì không biết nên nấu gì để con ăn thật ngon miệng mà lại bổ dưỡng. Sau đây Kids Plaza xin giới thiệu với mẹ danh sách và bí quyết nấu 6 món bột cho bé lần đầu ăn dặm vừa dễ làm lại thơm ngon, hấp dẫn, giúp con hấp thu và tiêu hóa tốt. 1. Bột ăn dặm làm từ quả bơ Bơ là một trong những thực phẩm lí tưởng nhất dành cho trẻ lần đầu tiên ăn dặm. Thành phần dinh dưỡng trong quả bơ có chứa nhiều loại chất béo không chỉ tốt cho não bộ mà còn cho cả tim mạch cùng với hàm lượng calo cao giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh và phát triển thể chất. Quả bơ vừa mềm lại vừa thơm, kích thích vị giác và tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Làm bột ăn dặm cho bé từ quả bơ thật đơn giản và không cần phải đun nấu, chỉ với 1 vài thao tác đơn giản là mẹ đã có ngay một món bột ăn dặm hấp dẫn cho bé yêu thưởng thức rồi.Cách làm bột ăn dặm cho bé từ quả bơ Nguyên liệu Quả bơ chín Sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cách làm Bổ quả bơ làm đôi, sau đó tách hạt ra và dùng thìa để xúc lấy phần thịt bơ bên trong cho vào bát. Cho loại sữa bé đang dùng hàng ngày (có thể là sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ) vào bát bơ trên nghiền nát ra và trộn đều lên, thế là mẹ đã làm cho bé được món bột ăn dặm thỏa mãn đủ 3 tiêu chí: ngon – lành – bổ cho bé rồi. 2. Bột ăn dặm làm từ đu đủ Các dưỡng chất như: vitamin A, beta-carotene có trong đu đủ rất cần thiết để bé yêu có một đôi mắt sáng. Bột ăn dặm làm từ đu đủ cũng giống như bơ là không cần nấu mà chỉ cần thực hiện qua 2 bước sau là đã hoàn thành rồi: Gọt bỏ vỏ đu đủ và bỏ hạt đi, sau đó cho phần thịt đu đủ vào máy xay hoặc bát. Xay nhuyễn hoặc dùng thìa dằm nhuyễn cho đến khi mềm mịn là bé ăn được. 3. Bột ăn dặm bí đỏ – sữa Nguyên liệu Bí đỏ (bí ngô) Sữa công thức hoặc sữa mẹ. Cách nấu Bí đỏ sau khi gọt vỏ và rửa sạch thì cắt miếng nhỏ và cho hấp chín mềm nhừ. Nếu trộn sữa với bí đỏ thì đun nhỏ lửa cho sữa với bí đỏ chín mềm. Nghiền nhuyễn hỗn hợp trên, để nguội bớt rồi cho bé ăn. Lưu ý: Không hầm bí đỏ quá lâu sẽ làm mất đi lượng vitamin và khoáng chất cần có trong bí đỏ.